Hình 1. Sơ đồ hệ thống cấp nước trực tiếp
1. Nguồn nước: nước mặt hoặc nước ngầm
2. Công trình thu + Trạm bơm cấp 1: thu nước từnguồn và bơm lên trạm xử ly
3. Trạm xử ly: làm sạch nước nguồn đạt yêu cầu chất lượng sử dụng
4. Bể chứa nước sạch: điều hoà lưu lượng giữa trạm bơm cấp 1 và cấp 2
5. Trạm bơm cấp 2: đưa nước đã xử ly từ bể chứa nước sạch đến mạng lưới tiêu dùng
6. Đài nước: điều hoà lưu lượng giữa trạm bơm cấp 2 và mạng lưới tiêu dùng
7. Mạng lưới truyền dẫn và phân phối: gồm mạng cấp 1 truyền dẫn, mạng cấp 2 phân phối và mạng cấp 3 đấu nối với các ống cấp vào nhà.
- Bảo đảm đưa đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến các nơi tiêu dùng.
- Bảo đảm chất lượng nước đáp ứng các yêu cầu sử dụng
- Giá thành xây dựng và quản lyrẻ
- Thi công và quản lydễ dàng thuận tiện, có khả năng tự động hoá và cơ giới hoá việc khai thác, xử lyvà vận chuyển nước..
a. Theo đối tượng phục vụ
- Hệ thống cấp nước đô thị
- Hệ thống cấp nước khu công nghiệp, nông nghiệp
- Hệ thống cấp nước đường sắt
b. Theo chức năng phục vụ
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt
- Hệ thống cấp nước sản xuất
- Hệ thống cấp nước chữa cháy
c. Theo phương pháp sử dụng nước
- Hệ thống cấp nước trực tiếp:nước dùng xong thải đi ngay (Hình 1)
- Hệ thống cấp nước tuần hoàn: nước chảy tuần hoàn trong mộtchu trình kín. Hệ thống này tiết kiệm nước vì chỉ cần bổ sung một phần nước hao hụt trong quá trình tuần hoàn, thường dùng trong công nghiệp.(Hình2)
- Hệ thống cấp nước dùng lại: nước cóthể dùng lại một vài lần rồi mới thải đi, thường áp dụng trong công nghiệp.
Hình 2. Sơ đồ hệ thống cấp nước tuần hoàn
d. Theo nguồn nước
- Hệ thống cấp nước ngầm
- Hệ thống cấp nước mặt
e. Theo nguyên tắc làm việc
- Hệ thống cấp nước có áp: nước chảy trong ống chịu áp lực do bơm hoặc bể chứa nước trên cao tạo ra.
- Hệ thống cấp nước tự chảy (không áp): nước tự chảy theo ống hoặc mương hở do chênh lệch địa hình.
f. Theo phạm vi cấp nước
- Hệ thống cấp nước thành phố
- Hệ thống cấp nước khu dân cư, tiểu khu nhà ở
- Hệ thống cấp nước nông thôn
g. Theo phương pháp chữa cháy
- Hệ thống chữa cháy áp lực thấp: áp lực nước ở mạng lưới đường ống cấp nước thấp nên phải dùng bơm đặt trên xe chữa cháy nhằm tạo ra áp lực cần thiết để dập tắt đám cháy. Bơm cóthể hút trực tiếp từđường ống thành phố hay từthùng chứa nước trên xe chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy áp lực cao: áp lực nước trên mạng lưới đường ống đảm bảo đưa nước tới mọi nơi chữa cháy, do đó đội phòng cháy chữa cháy chỉ việc lắp ống vải gai vào họng chữa cháy trên mạng lưới đường ống để lấy nước chữa cháy.
Các căn cứ để lựa chọn HTCN:có 3 yếu tố cơ bản
- Điều kiện tự nhiên: nguồn nước, địa hình,khíhậu…
- Yêu cầu của đối tượng dùng nước: lưu lượng, chất lượng, áp lực,…
- Khả năng thực thi: khối lượng xây dựng và thiết bịkỹ thuật, thời gian, giá thành xây dựng và quản ly
Để có1 sơ đồ HTCN tốt, hợp lycần so sánh kinh tế, kỹ thuật nhiều phương án, phải tiến hành so sánh toàn bộ cũng nhưtổng bộ phận của sơ đồ để cóđược sơ đồ hệ thống hợp ly, hiệu quả kinh tếcao.
Hệ thống thoát nước (HTTN)là một tập hợp gồm những công cụ,đường ống thoát nước và những công trình thực hiện 3 chức năng: thu, vận chuyển và xử lý nước thải trước khi xả ra nguồn.
Tùy theo tính chất và nguồn gốc, nước thải được phân làm ba loại chính:
- Nước thải sinh hoạt;
- Nước thải sản xuất;
- Nước mưa nhiễm bẩn.
Nước thải ra sau khi sử dụng vào mục đích sinh hoạt như nấu nướng,tắm giặt,từ nhà xí, … có chứa nhiều chất bẩn hữu cơ và vi trùng được gọi là nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất là nước thải ra từ quy trình công nghệ sản xuất,có thành phần và tính chất rất khác nhau tùy thuộc vào loại hình công nghiệp,nguyên liệu sử dụng,công nghệ áp dụng cũng như quy trình vận hành,…
Nước mưa sau khi rơi xuống,chảy trên bề mặt đường phố,quảng trường,khu dân cư và xí nghiệp công nghiệp bị nhiễm bẩn,nhất là lượng nước mưa ban đầu cũng được xem là nước thải.
Nếu trong một đô thị,nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất được dẫn chung trong mạng lưới thoát nước, thì hỗn hợp nước thải này được gọi là nước thải đô thị.
Hệ thống thoát nước là tổ hợp những công trình,thiết bị và các giải pháp kỹ thuật để thoát nước thải. Căn cứ vào việc vận chuyển nước thải sinh hoạt chung hay riêng ta có thể có các loại hệ thống thoát nước sau:
- Hệ thống thoát nước chung;
- Hệ thống thoát nước riêng;
- Hệ thống thoát nước nửa riêng;
- Hệ thống hỗn hợp.
.......