Danh mục sản phẩm

Dự án tiêu biểu

Phân biệt hai loại khớp nối phổ biến trong ngành xây dựng

Trong xây dựng có hai loại khớp nối cơ bản: khớp nối mềm và cứng, trong đó được ưa chuộng nhất là các loại khớp nối inox. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai loạt khớp nối này nhé!

Khớp nối mềm, khớp giãn nở, van nước, đầu nối nhanh là những sản phẩm đạt được nhiều danh hiệu về sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao tại các kỳ hội chợ triển lãm tại Việt Nam trong nhiều năm nay.

Khớp nối là một chi tiết máy được dùng để liên kết các chi tiết lại với nhau, làm nhiệm vụ truyền chuyển động từ chi tiết này sang chi tiết khác. Ngoài ra khớp nối còn có tác dụng đóng mở các cơ cấu, ngăn ngừa quá tải, giảm tải trọng động, bù sai lệnh tâm giữa các trục… Khớp nối được làm bằng rất nhiều chất liệu trong đó khớp nối inox được ưa chuộng nhất.

Có 2 loại khớp nối phổ biến là:

Khớp nối cứng: Là khớp nối liên kết cố định 2 chi tiết lại với nhau, không có sai lệch vị trí tương quan.

Khớp nối mềm : Là khớp nối có sử dụng vòng, đệm đàn hồi (vật liệu bằng cao su). Vòng có khả năng lựa theo sai lệch vị trí của các trục để truyền chuyển động. Đệm đàn hồi có tác dụng bù sai lệch của trục.

Trong kết cấu này, khâu liên kết có khả năng biến dạng đàn hồi lớn và năng lượng va đập, rung động được tích lũy vào khâu đàn hồi, sau đó giải phóng dần ra giúp hạn chế được các chấn động đột ngột truyền từ trục này sang trục kia. Do vậy khớp nối mềm vừa có khả năng bù sai lệnh trục còn có khả năng giảm chấn.

Quá trình làm việc của khop noi mem:

Khâu liên kết vòng cao su số 2 (đệm cao su) lắp lồng vào chốt trụ số 3. Chốt được định vị trên nữa khớp nối 1 bằng mặt côn, khi siết chặt đai ốc chốt sẽ được nối cứng với khớp nối 1, đồng thời ép vòng cao su lại. Vòng cao su giản nở theo hướng kính, tiếp xúc với lỗ trục trên nữa khớp còn lại.
Khi khớp 1 quay tiếp đến là chốt 3 quay, mặt trục trên chốt ép vào vòng cao su, vòng cao su ép vào lỗ trong của khớp kia quay theo. Vòng cao su có khả năng biến dạng đàn hồi rất lớn, nếu sảy ra trường hợp 2 trục lệch tâm, góc lệch nhỏ, vòng cao su sẽ biến dạng để bù vào độ sai lệch này.
Ở đây khâu yếu và dễ hỏng hóc nhất là các chốt cao su, vì cao su có cơ tính thấp, khi biến dạng liên tục dẫn đến nhanh mòn. Do vậy phải kiểm tra thường xuyên để tránh trường hợp gây hỏng hóc máy móc thiết bị.