Bulong được phân chia thành nhiều cấp (cấp độ bền) khác nhau dựa trên hệ inch và hệ mét. Tùy theo nhu cầu sử dụng và yêu cầu của công trình mà người ta sẽ sử dụng các loại bu long với cấp độ bền khác nhau.
Để dễ dàng phân biệt được các cấp của bu long, người ta đánh số cho bu long bằng 2 hoặc 3 ký tự số Latin và một dấu chấm ngay trên đỉnh của bu long.
1. Phân biệt cấp của bu long theo hệ inch
Cấp bền của bu lông inox hệ inch được đánh dấu bằng các vạch thẳng trên đầu bu lông. Số vạch sẽ cho ta biết con bu lông thuộc cấp nào với độ bền kéo và giới hạn chảy tương ứng. Bu lông hệ inch có tất cả 17 cấp, nhưng thường chỉ gặp 3 cấp phổ biến là 2, 5 và 8. Các cấp khác có thể gặp trong các ứng dụng đặc biệt, chẳng hạn như ngành hàng không.
Cấp của bu lông gồm bằng 2 chữ số và một dấu chấm được ghi trên đỉnh của bu lông, ví dụ 5.8. Số trước dấu chấm thể hiện 1/10 độ bền kéo tối thiểu của con bu lông (đơn vị là kgf/mm2); số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bền kéo tối thiểu (đơn vị là %). Ví dụ, bu lông ký hiệu 8.8 thì có độ bền kéo tối thiểu là 80 kgf/mm2; còn giới hạn chảy tối thiểu bằng 80%*80=64 kgf/mm2.
Bu lông hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 3.8 đến 12.9, nhưng trong các ngành công nghiệp cơ khí, cụ thể là ngành công nghiệp xe hơi, các cấp chủ yếu được sử dụng là 8.8, 10.9, 12.9 và đây là các bu lông cường độ cao.